Cần ép cọc bao nhiêu tấn cho từng loại nhà ?

Cần ép cọc bao nhiêu tấn cho từng loại nhà ?

Admin - 24/01/2024 07:24 PM
Cần ép cọc bao nhiêu tấn cho từng loại nhà ?

    Hiện nay đa phần những công trình có bản thiết kế về kết cấu và kiến trúc tòa nhà vì thế mà chúng ta nhìn vào bản thiết kế đó sử dụng các loại cọc phù hợp như trong bản thiết kế để đảm bảo lực ép cũng như sức chịu tải của tòa nhà. Nếu bản vẽ chưa có bạn có thể tham khảo bài viết của Hưng Vượng.

    Tại sao phải ép cọc bê tông ?

    Nhiệm vụ chính của ép móng cọc bê tông là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. … Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng công trình

    Có rất nhiều công trình xây dựng do quá trình thi công móng không đảm bảo, không đúng quy trình nên thường xảy ra sụt lún, thậm chí đổ sập ngay khi sử dụng trong thời gian ngắn, vậy tại sao lại có hiện tượng này? 

    Trên thực tế vì những công trình này đã không gia cố phần móng công trình tốt, không ép cọc đúng và đủ tiêu chuẩn. Vì thế để đảm bảo tránh được rủi ro trong thi công cần nắm vững các tiêu chuẩn về ép cọc bê tông cho móng để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình.

    Cách tính làm móng ép cọc theo tấn cho các loại nhà

    Mỗi dự án với đặc thù riêng cũng như những tính chất của khu đất mà số lượng cọc, chất lượng, khối lượng cọc khác nhau. Tuy nhiên đều có một thông số chung bạn có thể tham khảo

    Nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ?

    Thông thường các ngôi nhà 2 tầng sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250 và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng khoảng 40 tấn.

    Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ?

    Nhà 3 tầng sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250 và thi công chủ yếu bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng trong khoảng 50 tấn.

    Nhà 4 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ?

    Đối với công trình có lực ép là Pmin = 40 tấn và Pmax = 50 tấn công trình nhà dân, loại cọc bê tông phù hợp với công trình là loại cọc bê tông 200×200

    Đối với công trình lực ép là từ 50 đến 60 tấn thi công bằng máy bán tải và tải thì loại cọc phù hợp là loại cọc bê tông 250×250 có 4 cây thép chủ phi 16

    Nhà 5 – 6 -7 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ?

    Các hạng mục công trình nhà ống có số tầng từ 5 – 7 tầng tùy từng diện tích thường những công trình trên phố diện tích công trình thường dưới 100m2 vì thế đối với những hạng mục công trình bé này chúng ta sử dụng các loại cọc 200×200 và cọc 250×250 thi công chủ yếu bằng máy Neo Thủy Lực vì lực ép của chúng trong khoảng từ 40 tấn đến 60 tấn.

    Còn trên 7 tầng thì sao ?

    Loại hạng mục này có số tầng cao trên 7 tầng thường là những hạng mục lớn lúc đó chúng ta sử dụng những hạng mục máy ép lớn hơn máy Neo. Lúc này chúng ta sử dụng loại máy Tải để thi công cho những công trình trên 7 tầng. Các hạng mục trên 7 tầng này thường có bán hầm vì vậy chúng đào rất sâu máy Tải là phương án Duy nhất để thi công hiệu quả cho công trình trên 7 tầng.

    Loại cọc thi công cho công trình trên 7 tầng là cọc bê tông có kích thước 250×250, 300×300 và Ly Tâm D300 và D350 tùy từng công trình cụ thể mà bên thiết kế sẽ đưa cho ta các phương án cọc nào cho phù hợp. 

    Lực ép cho những hạng mục công trình trên 7 tầng thường từ 60 tấn đến 90 tấn

    Cách tính số lượng cọc trong móng

    Số lượng cọc bê tông trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

    Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng  cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cộtx hệ số moment 1.2x số tầng

    Ví dụ: tính số cọc 200×200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc => chọn 8 cọc

    Khoảng cách bố trí cọc trong đài

    Thông thường các cọc được bố trí theo hàng, dọc hoặc theo lưới tam giác. Đảm bảo được sức chịu tải và làm việc theo nhóm của cọc. – Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài của đài từ 1/3d đến 1/2d. – Nên bố trí cọc sao cho trọng tâm của nhóm cọc trùng với tâm cột.

    Ép cọc bê tông giá bao nhiêu ?

    Để chúng tôi lấy ví dụ về giá ép cọc bê tông của một đơn vị tại các tỉnh miền tây để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên thông thường giá phụ thuộc vào các công trình cụ thể

    HẠNG MỤC CỌC LOẠI THÉP MÁC BÊ TÔNG ĐƠN GIÁ cọc/m
    200×200 D14 nhà máy #250 140.000 – 145.000
    200×200 D14 Đa Hội #250 110.000 – 112.000
    250×250 D16 Nhà máy #250 200.000 – 210.000
    250×250 D16 Đa Hội #250 170.000 – 190.000
    250×250 D14 Nhà máy #250 170.000 – 190.000
    300×300 D16 Nhà máy #250 240.000 – 260.000
    300×300 D18 Nhà máy #250 290.000 – 300.000
    350×300 Call phone #250 Call phone
    400×400 Call phone #250 Call phone

    Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn lựa chọn ép cọc bê tông tại các tỉnh miền tây cho công trình của mình. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu ép cọc bê tông có thể liên hệ theo hotline 0971 361 188 để được tư vấn

    Zalo
    Hotline
    0971 361 188