[CHI TIẾT] 5 loại cọc ép phổ biến nhất trong ngành xây dựng 2024

[CHI TIẾT] 5 loại cọc ép phổ biến nhất trong ngành xây dựng 2024

Admin - 24/01/2024 09:54 PM
[CHI TIẾT] 5 loại cọc ép phổ biến nhất trong ngành xây dựng 2024

    1. Tại sao cọc ép 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400 được sử dụng phổ biến?

    Vì sao cọc ép 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400 được sử dụng nhiều cho các dự án hiện nay là vấn đề nhiều người quan tâm. Cho đến thời điểm hiện tại, ngành xây dựng có xu hướng phát triển mạnh với hàng loạt các dự án lớn nhỏ từ tòa nhà chung cư đến công viên, khu vui chơi, đường xá, trường học. Đặc điểm chung của những công trình này đều là những công trình cần xây cao tầng nên đặc biệt cần chú ý đến vấn đề nền móng chắc chắn.

    Nắm rõ được nhu cầu của thị trường, các kỹ sư đã nghiên cứu và cho ra đời ra các loại cọc ép vuông theo kích thước 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400. Sử dụng các loại cọc ép bê tông này là cách tốt nhất giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho chủ đầu tư. Mỗi loại cọc vuông kể trên sẽ có những đặc điểm và sức chịu tải riêng không giống nhau. Để sản phẩm phù hợp với mỗi loại hạng mục công trình cần sử dụng những dạng máy móc có tải trọng khá lớn để ép cọc 25m xuống dưới đất.

    2. Phân loại các loại cọc ép được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

    Trong số các sản phẩm cọc ép có mặt trên thị trường, cọc ép 200x200, cọc ép 250x250, cọc ép 300x300, cọc ép 350x350, cọc ép 400x400 là các loại cọc được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng. Những đặc điểm của các loại cọc ép bê tông này như sau:

    2.1. Cọc ép 200x200

    • Tiết diện cọc bê tông: 200x200

    • Chiều dài của cọc: 2.5m, 3m, 4m, 5m

    • Mác cọc bê tông: #200

    • Loại thép chủ: dạng cây thép D14 bao gồm thép Việt Úc, thép Đa Hội và thép Thái Nguyên

    • Sức chịu tải: 20 - 30 tấn

    • Hạng mục thi công: Nhà dân, nhà trong hẻm

    2.2. Cọc ép 250x250

    • Tiết diện cọc bê tông: 250x250

    • Chiều dài của cọc: 3m, 4m, 5m, 6m

    • Mác cọc bê tông: #250

    • Loại thép chủ: 4 cây thép D14 hoặc 4 cây thép D16 bao gồm thép Hòa Phát, thép Việt Úc và loại thép Việt Đức

    • Sức chịu tải: 30 - 50 tấn

    • Hạng mục thi công: Nhà dân và dự án

    2.3. Cọc ép 300x300

    • Tiết diện của cọc: 300x300

    • Chiều dài của cọc: 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m

    • Mác cọc bê tông: #300

    • Loại thép chủ: 4 cây thép D16, D18 bao gồm thép Hòa Phát, thép Việt Úc, và thép Việt Đức

    • Sức chịu tải: 30 - 60 tấn

    • Hạng mục thi công: Bao gồm thi công cầu đường, biệt thự hoặc nhà xưởng, nhà dân đều được.

    2.4. Cọc ép 350x350

    • Tiết diện cọc bê tông: 350x350

    • Chiều dài của cọc: bao gồm 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m

    • Mác cọc bê tông: #350

    • Loại thép chủ: 4 cây thép D18, D20, D22 bao gồm thép Hòa Phát, thép Việt Úc, thép Việt Đức

    • Sức chịu tải: 50 - 80 tấn

    • Hạng mục thi công: Cầu đường, biệt thự và nhà xưởng hoặc nhà dân

    2.5. Cọc ép 400x400

    • Tiết diện cọc bê tông: 400x400

    • Chiều dài của cọc: bao gồm 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m

    • Mác cọc bê tông: #400

    • Loại thép chủ: 4 cây thép D20, D22 bao gồm thép Hòa Phát, thép Việt Úc và thép Việt Đức

    • Sức chịu tải: 80 - 150 tấn

    • Hạng mục thi công: Cầu đường, biệt thự và nhà dân

    3. Quy trình sản xuất các loại cọc ép bê tông thông dụng

    Quy trình sản xuất cọc bê tông 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400 cần tuân thủ các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị cốt pha, cát đá xi măng, sắt khuẩn

    Tiến hành bôi nhớt vào cốt pha để đổ bê tông và nhấc cọc không bị dính. Bên chủ thầu chuẩn bị đủ số lượng khuẩn sắt. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm cát, xi măng và các vật liệu cần thiết khác.

    Bước 2: Trộn bê tông và đổ bê tông vào khuôn cọc

    Đổ cát đá xi măng lên bồn chứa và tiến hành tự động cho mác cọc. Khi tiến hành trộn bê tông xong sẽ đổ bê tông vào khuôn cọc 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400. Lưu ý, đổ bê tông vào khuôn tránh tình trạng vỡ cọc khi ép cọc 25m. 

    Bước 3: Tiến hành nhấc cọc ra khỏi khuôn

    Sau khi đổ bê tông vào khuôn cọc cần ngâm để đảm bảo cọc bê tông không bị hẫng ở dưới. Đối với khuôn 200x200, 250x250 thì đợi đủ 8 tiếng chúng ta sẽ nhấc cọc ra khỏi khuôn. Còn với khuôn 300x300, 350x350, 400x400 thì phải đợi đủ 24 tiếng.

    Bước 4: Bảo dưỡng cọc ép

    Cần tưới nước thường xuyên để bảo dưỡng cọc đảm bảo chất lượng cọc ép , đến khi đủ 10 ngày mới bắt đầu xuất cọc cho đi thi công.
     

     

    Bài viết trên là những thông tin giúp bạn có thể hiểu hơn về  phương pháp ép cọc tre. Nếu bạn chưa chọn được đơn vị thi công ưng ý thì Hưng Vượng là gợi ý đáng thử. Công ty chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thi công xử lý các nền móng. 

    Nếu có bất kỳ vấn đề liên quan đến thi công đóng cọc bạn có thể để lại số điện thoại hoặc đến trực tiếp văn phòng của chúng tôi để được giải đáp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ các bạn nhé!

    Zalo
    Hotline
    0971 361 188