Khái niệm về ép cọc, ép cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép.

Khái niệm về ép cọc, ép cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép.

Admin - 08/01/2024 11:06 PM
Khái niệm về ép cọc, ép cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép.

    1. Ép cọc là gì?

    Ép cọc là cách gọi chung đơn giản về phương pháp tăng độ chịu lực cho nền móng. Ép cọc có sử dụng các loại máy móc chuyên dụng và cọc bê tông chuyên dụng được sản xuất sẵn.

    2. Ép cọc bê tông là gì?

    Ép cọc bê tông là một trong những biện pháp thi công trong ngành xây dựng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp dùng các loại máy ép cọc bê tông ví dụ như: máy Neo, robot, búa rung…Sử dụng những máy móc chuyên dụng như vậy để đưa cọc xuống đất đến độ trỗi nhất định thì dừng thi công. Ép cọc bê tông là một phương pháp rất hữu hiệu trong thi công các công trình cao tầng.

    Hiện tại ngành xây dựng ngày một phát triển vì thế mà dịch vụ ép cọc bê tông cũng phát triển và thi công bằng nhiều máy móc hiện đại hơn. Việc ứng dụng ép cọc cũng rộng rãi hơn, thi công từ các công trình ngõ hẹp đến các công trình đồ sộ…

    3. Cọc bê tông cốt thép là gì?

    Cọc bê tông cốt thép phổ biến từ xưa đến nay và ứng dụng rộng rãi, phổ biến ở đa dạng các loại công trình. Cọc bê tông cốt thép hiện tại gồm 2 loại chính: Cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép.

    • Cọc tròn ly tâm dự ứng lực được sản xuất với nhiều loại cọc: D300, D350, D400, D450, D500, D600, D700, D800, D900 được sản xuất hàng loạt theo 1 dây truyền. Loại cọc tròn ly tâm này được làm từ những sợi thép phi 10, sau đó được cuốn tròn theo những dây thép chủ, chúng được đổ bê tông theo phương pháp ly tâm và cuối cùng là đưa vào hấp trong lò công nghiệp với nhiệt độ 100 độ C.

    • Cọc vuông bê tông cốt thép: Không giống cọc ly tâm là sản xuất công nghiệp, loại cọc vuông bê tông cốt thép sản xuất theo hình thức thủ công hơn. Sản xuất loại cọc này theo khuôn dạng có sẵn, thực hiện trộn bê tông tươi, bo sắt, đưa sắt vào khuôn trước đó rồi tiến hành đổ bê tông, chờ bê tông khô rồi mới nhắc khỏi khuôn. Cọc vuông bê tông có các loại như sau: 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400

    3. Quá trình ép cọc bê tông

    3.1. Công tác chuẩn bị ép cọc

    Sau khi tiến hành khảo sát địa chất, lên phương án thiết kế, sẽ là quá trình chuẩn bị thi công. Chủ đầu tư làm việc với đơn vị ép cọc để chuẩn bị đúc cọc. Số lượng, hình dạng, kích thước, tiêu chuẩn đều được ghi rõ trong hợp đồng. Cọc ép được đúc sẵn và di chuyển tập kết đến khu vực thi công. Các phương tiện máy móc cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc ép cọc.
    Trước khi thi công ép cọc, đơn vị ép cọc cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:

    • Lắp ráp thiết bị vào vị trí ép
    • Kiểm tra máy ép đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
    • Kiểm tra cẩu và đối trọng đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
    • Kiểm tra nối cọc và máy hàn
    • Chạy thử máy ép

    3.2. Tiến hành ép cọc

    Khi đáy kích tiếp xúc đỉnh cọc thì tăng dần áp lực. Trong quá trình ép, kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Nếu nghiêng phải điều chỉnh kịp thời. Khi đầu cọc C1 cách mặt đất khoảng 50cm thì lắp tiếp đoạn cọc C2. Tiến hành kiểm tra chi tiết nối. Thực hiện căn chỉnh cọc C2 và tiến hành ép.

    Trong quá trình thi công, nếu lực ép tăng đột ngột là do đã gặp lớp đất đá cứng. Cần kịp thời giảm tốc độ nén và kiểm tra lực ép không vượt mức cho phép.
    Khi ép đến giai đoạn cuối, phải có cách đưa đầu cọc xuống cốt âm.  Lúc này có thể dùng cọc phụ hoặc phương pháp ép âm.

    Phương pháp dùng cọc phụ

    • Là phương pháp dùng 1 cọc bê tông cốt thép phụ dài hơn chiều cao đỉnh cọ đến mặt đất, để ép hạ đầu cọc cuối cùng.
    • Hiệu quả kinh tế không cao. Vì thi công xong là sẽ đập bỏ cọc phụ.

    Phương pháp ép âm

    • Dùng một đoạn cọc dẫn thép để ép cọc xuống, sau đó rút cọc lên và ép tiếp cho cọc khác.
    • Có thể sử dụng nhiều lần nên mang lại hiệu quả kinh tế. Cần thận trọng trong quá trình thi công.

    3.3. Kết thúc ép cọc

    Để xác định được đoạn cọc nào được ép xuống đạt chuẩn, ta dựa vào 2 yếu tố:

    • Chiều dài của cọc Lc được ép xuống đất phải nằm trong khoảng chiều dài thiết kế của cọc (Lmin ≤ L ≤ Lmax)
    • Lực ép trước khi dừng ép nằm trong khoảng lực ép thiết kế (Pep min ≤ Pep ≤ Pep max)

    Khi không thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đơn vị ép cọc phải báo cáo chủ đầu tư kịp thời. Từ đó, đề xuất phương án khảo sát, kiểm tra xử lý sự cố.

    Các tình huống cọc nghiêng quá 1%, cọc đang ép bị gãy... đều phải nhổ lên, ép cọc mới bổ sung.

    3.4. Nhật ký ép cọc

    Đơn vị cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông có trách nhiệm ghi nhật ký ép cọc. Đây là cơ sở theo dõi nhật trình của quá trình thi công. Toàn bộ thông tin về cọc ép, trang thiết bị, tiến độ thi công, sự cố... đều phải ghi lại đầy đủ.

     VIDEO ÉP CỌC BÊ TÔNG THỰC TẾ CỦA HƯNG VƯỢNG

    Zalo
    Hotline
    0971 361 188